Cây xoài cổ thuộc ấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông, cách TP Bạc Liêu hơn 10 km về phía biển. Cây xoài này nằm trong khu nghĩa địa Thọ Sơn, do Ban trị sự miếu Huỳnh Thiên Thượng Đế quản lý.
Tạo vật thiên nhiên kỳ thú
Cây xoài tính đến nay đã gần 350 tuổi. Trải qua bao thăng trầm, biến thiên của năm tháng, dù cảnh vật xung quanh có thay đổi thì cây xoài vẫn đứng hiên ngang đón nắng gió. Với chiều cao lên đến 20 m, tán vung rộng đến cả ngàn mét vuông, gốc cây to bốn người ôm không xuể, gốc và vỏ cây sần sùi, rễ lượn sóng ẩn hiện trên mặt đất, cây xoài thực sự là một tạo vật kỳ thú của miền đất này.
Theo người dân địa phương, cây xoài ra trái vào dịp thanh minh hằng năm (tháng 4). Trái chỉ to bằng trái cóc, mọc thành chùm nên thường được gọi là xoài cóc. Điều đặc biệt là mỗi mùa ra trái, cây xoài chỉ đậu quả ở một phía cây, sang mùa sau mới lại ra ở phía còn lại.
Giai thoại kỳ lạ
Theo lời kể của các bậc cao niên, cuối thế kỷ 17, các lưu dân khi đi đến đây phát hiện cây xoài to lớn. Kỳ lạ, đây là vùng nước nhiễm mặn nhưng dưới gốc xoài lại có mạch nước ngọt nên đã quyết định ở lại, dựng làng sinh sống.
Thời kỳ đó vẫn còn là rừng thiêng nước độc, nhiều dã thú. Dưới gốc xoài cũng xuất hiện một con cọp nhưng lại hiền lành đến kỳ lạ, không bao giờ quấy phá dân làng mà ngược lại, người dân còn cảm thấy được con hổ này bảo vệ. Chính vì thế, dân làng đã tôn cọp thành Thần, mỗi năm vào ngày 28 tháng 7 âm lịch đều tổ chức cúng bái long trọng.
Đã có lúc tưởng như mất cây
Hàng trăm năm qua, cây xoài lấy mạch nước ngọt ẩn sâu trong lòng đất mà phát triển xanh tốt. Trải qua nhiều biến cố, chiến tranh bom đạn hay đất bị xâm mặn nặng nhưng cây vẫn sinh trưởng ngày càng mạnh mẽ.
Năm 2009, có lúc tưởng chừng cây xoài đã “qua đời” vì sự quan tâm không đúng cách của chính quyền địa phương.
Theo người dân, năm đó địa phương đã cho xây tường hình vành khăn bao quanh gốc xoài, bức tường cao đến 5-6 tấc, lát gạch quanh gốc. Điều này khiến cho các loài thực vật quanh gốc và dưới tán cây xoài không thể phát triển.
Kể từ khi có bức tường, cây xoài cũng dần khô héo. Một năm sau thì cây vàng úa, nhánh lá khô héo dần, 1/3 số rễ nổi chết khô, bong tróc từng lớp. Chính việc lát gạch và xây tường bao đã khiến cho cây bị “ngộp thở”. Nhận ra vấn đề, chính quyền địa phương đã cho đập ngay tường bao và bóc hết gạch để giải cứu “cụ xoài”.
Với tuổi thọ và đặc điểm hiếm có, năm 2015 cây đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam. Cây xoài như một nhân chứng sống cho công cuộc khẩn hoang, giữ đất, giữ nước đầy hào khí của người dân xứ Bạc Liêu.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bài được xem nhiều nhất
-
Cho dãy n số nguyên dương a1, a2, …, an và số nguyên dương S. Hãy đếm xem có bao nhiêu cặp phần tử (ai, aj) (i <> j) thỏa mãn ai + aj ...
-
Xét xâu S chỉ bao gồm các kí tự ngoặc mở ‘(‘ và ngoặc đóng ‘)’. Xâu S xác định một cách đặt ngoặc đúng, nếu thỏa mãn các điều kiện: · Tổng ...
-
Cho trước số nguyên dương n. Viết chương trình kiểm tra xem có bao nhiêu số nguyên dương nhỏ hơn hoặc bằng n nguyên tố cùng nhau với n (nghĩ...
-
Phân tích số nguyên dương thành tổng các số hạng của dãy Fibonaci sao cho ít số hạng nhất (các số hạng không được trùng nhau). Xem clip hư...
-
Nhập xâu s chỉ chứa các chữ cái viết hoa. Đếm xem s có bao nhiêu kí tự khác nhau. Input · Dòng 1: số test t · t dòng sau: mỗi dòng 1 xâu ...
-
Đề thi tin học trẻ bảng C tỉnh Quảng Bình năm 2009 Trong máy tính, để tiết kiệm bộ nhớ, người ta thường tìm cách nén dữ liệu. T...
-
Một dãy được gọi là đối xứng gương nếu các phần tử cách đều đầu và cuối thì bằng nhau. Cho dãy số A(N). Hãy tìm một dãy con các phần tử liên...
-
(Tuyến sinh phổ thông năng khiếu 2007) Yêu cầu: Hãy tìm số âm lớn nhất X trong dãy.Cho một dãy gồm N số nguyên a1, a2, …, aN, mỗi số có gi...
-
Tìm X biết: 10 + 11 + 12 + 13 + ... + X = 5106 ------ Hướng dẫn giải: Hãy cố gắng nhớ lại công thức tính tổng dãy tăng có quy luật (số đ...
-
Thầy Quách Văn Lượm Điện thoại, Zalo: 0915080405 Facebook: https://www.facebook.com/qvluom Group trao đổi giải thuật: Giải bài tập ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Dùng nick gmail để bình luận. Nếu lần đầu tiên bạn làm điều này thì hệ thống sẽ chuyển bạn sang trang blogger và hỏi bạn chọn tên hiển thị là gì. Bạn hãy nhập tên hiển thị rồi ok là được. Những lần bình luận sau hệ thống sẽ không hỏi nữa. Cảm ơn!